Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Mục lục
Tìm hiểu các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra hàng tháng và xảy ra trong hệ thống sinh sản của phụ nữ. Về mặt y học, kinh nguyệt là quá trình phụ nữ thải máu và các chất khác từ niêm mạc tử cung vào một thời điểm trong tháng và diễn ra từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh, ngoại trừ khi mang thai. Vậy, các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Chu kỳ và độ dài của chu kỳ kinh nguyệt
Độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày tuy nhiên trên thực tế, độ dài chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có thể dao động trong khoảng từ 23 đến 32 ngày. Tất cả những người phụ nữ có độ dài trong khoảng thời gian này đều có thể được coi là bình thường.
Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (được đánh dấu bằng sự chảy máu âm đạo) được coi là ngày bắt đầu của một chu kỳ. Đa số phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn, nghĩa là mỗi chu kỳ của họ đều kéo dài trong một khoảng thời gian tương đương như nhau.
Một số phụ nữ có thể có độ dài mỗi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, điều này cũng hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu độ dài chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ kéo dài hơn một tuần trong nhiều tháng hoặc nếu bị mất kinh, họ cần tìm đến các chuyên gia sức khỏe sinh sản để nhận được sự hỗ trợ.
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới
Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có thể chia thành nhiều giai đoạn, bao gồm: Hành kinh, giai đoạn nang trứng, rụng trứng và giai đoạn hoàng thể. Dưới đây là tất cả những hoạt động xảy ra trong từng giai đoạn:
Giai đoạn hành kinh (giai đoạn kinh nguyệt)
Trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn này kéo dài từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt. Khi người phụ nữ có kinh, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống. Tình trạng chảy máu kinh sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Giai đoạn nang trứng
Giai đoạn nang trứng kéo dài từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 13 của chu kỳ kinh nguyệt. Ngày đầu tiên của kỳ kinh cũng đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn này. Trong giai đoạn nang trứng, cơ thể tiến hành các công đoạn chuẩn bị để sẵn sàng cho việc mang thai.
Nhờ hormone GnRH, nồng độ hormone FSH dần tăng lên và thúc đẩy trứng “chín”, thông thường là 15 đến 20 tế bào trứng. Mỗi tế bào trứng được bọc trong một túi nhỏ gọi là nang trứng.
Trong số các nang trứng, sẽ có một nang phát triển nhanh hơn tất cả các nang còn lại cho đến khi đạt đường kính từ 18 đến 25 mm. Nang trứng trội hơn chính là nang trứng sẽ được phóng thích trong chu kỳ kinh nguyệt lần này. Nếu cơ thể phát triển 2 nang trứng trội và đều được phóng thích, người phụ nữ sẽ có nhiều khả năng sinh đôi.
Trong một chu kỳ 28 ngày có phân chia theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn nang trứng thường kéo dài cho đến ngày thứ 13 và thay đổi phụ thuộc vào độ dài chu kỳ của người phụ nữ.
Hormone FSH cũng kích thích buồng trứng sản xuất hormone estrogen, tác động đến hệ thống sinh sản ở giai đoạn này. Hormone estrogen kích thích các tế bào trong nội mạc tử cung phát triển khiến niêm mạc tử cung dày lên và trở nên xốp hơn.
Các mạch máu cũng tăng cường lưu thông đưa máu đến nuôi dưỡng lớp niêm mạc. Tất cả các thay đổi này để nhằm mục đích hỗ trợ cho việc mang thai.
Nếu không có thai, lớp niêm mạc này sẽ bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Hormone estrogen cũng làm chất nhầy cổ tử cung tăng tiết nhằm giúp tinh trùng dễ dàng xâm nhập và tiến hành quá trình thụ tinh.
Giai đoạn rụng trứng
Rụng trứng là giai đoạn mà trứng được phóng thích từ buồng trứng, thường xảy ra ở ngày thứ 14 trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự gia tăng nồng độ estrogen khiến cho nồng độ hormone LH cũng tăng lên. Khoảng 36 giờ sau khi nồng độ hormone LH tăng, các nang trứng sẽ vỡ phóng thích trứng vào ống dẫn trứng. Ở đó trứng sẽ gặp tinh trùng và bắt đầu quá trình thụ tinh.
Trứng chỉ tồn tại trong ống dẫn trứng khoảng 12 đến 24 giờ trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên tinh trùng có thể tồn tại đến năm ngày trong đường sinh dục của người phụ nữ. Do đó nếu trứng rụng vào ngày 15 của chu kỳ, bất kỳ quan hệ tình dục nào diễn ra trong khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 đều có khả năng có thai rất cao.
>>> Xem thêm: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác để tránh thai.
Giai đoạn hoàng thể
Giai đoạn hoàng thể bắt đầu sau khi trứng rụng, thường vào ngày thứ 15. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone FSH và hormone LH giảm xuống. Thời gian có cơ hội thụ thai cao đã trôi qua và cơ thể đang tiến hành cho mỗi chu kỳ mới vào tháng sau.
Trong buồng trứng, các nang trứng rỗng xẹp xuống và trở thành một khối tế bào nhỏ màu vàng, được gọi là thể vàng hay hoàng thể. Hoàng thể sản xuất progesterone khiến chất nhầy ở cổ tử cung của người phụ nữ trở nên đặc hơn và dính hơn.
Trong trường hợp gặp được tế bào tinh trùng ở ống dẫn trứng lớp niêm mạc sẽ tiết ra các chất đặc biệt nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh. Sau đó một tuần, hợp tử sẽ bám vào thành niêm mạc tử cung để làm tổ, đó là thời điểm người phụ nữ chính thức mang thai.
Trong vòng một tuần sau đó, người phụ nữ cũng sẽ nhận được kết quả dương tính khi thử thai bằng que thử. Sau đó, các triệu chứng mang thai sẽ xuất hiện và ngày càng trở nên rõ ràng hơn như căng ngực.
Nếu trải qua các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, trứng không được thụ tinh hoặc được thụ tinh nhưng không thể tồn tại, sẽ bước vào giai đoạn thoái hóa. Trong những ngày cuối cùng của chu kỳ, nếu người phụ nữ không mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone đều sẽ giảm xuống khiến cho các mạch máu trong niêm mạc tử cung co lại.
Không có nguồn cung cấp máu và chất dinh dưỡng, niêm mạc tử cung bắt đầu bong ra, lớp niêm mạc tử cung bị phân hủy khiến cơ tử cung co thắt gây ra những cơn đau bụng kinh. Cuối cùng, các mạch máu trong niêm mạc vỡ ra, máu mà các mô niêm mạc được đào thải ra ngoài qua đường âm đạo. Sau đó, một chu kỳ mới lại bắt đầu.
Ngoại trừ lúc mang thai, các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ này sẽ liên tục, nối tiếp nhau cho đến khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.
Nhiều người phụ nữ có thể chưa biết rõ về những gì xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của mình. Cơ thể chuẩn bị cho việc mang thai và giải phòng một tế bào trứng phát triển vượt trội so với các tế bào trứng khác. Nếu trứng không được thụ tinh, nó sẽ theo máu và lớp niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể thông qua đường âm đạo, sau đó chu kỳ được lặp lại. Đó là những điều cơ bản của một chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu một người phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, ngoài việc tìm hiểu kỹ về quá trình rụng trứng để đưa ra quyết định quan hệ tình dục một cách hợp lý. Mà cả vợ chồng cần kiểm tra tình hình sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai để đảm bảo sức khoẻ của 2 vợ chồng hoàn toàn tốt để sẵn sàng chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Mọi thắc mắc liên quan đến các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, hay liên hệ tới số hotline: 03.56.56.52.52 của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được tư vấn cụ thể hoặc nhận tư vấn trực tiếp “Tại đây”.
-
23
GIỜ
-
23
PHÚT
-
GIÂY
Thầy thuốc ưu tú – Bác sỹ cao cấp, Tiến sỹ, NGÔ VIỆT THÀNH Nguyên giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Với kinh nghiệm hơn 40 năm công tác trong ngành y, bác sĩ Ngô Việt Thành có nhiều kinh nghiệm trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh lý về nam khoa, bệnh xã hội.
Tin liên quan
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị vón cục là gì?
Rate this post Mọi người có thể lo lắng nếu họ nhận thấy những cục máu đông trong máu kinh…
Kinh nguyệt có tác dụng gì? Làm thế nào để tính chu kỳ kinh?
Rate this post Kết quả một số nghiên cứu khoa học cho thấy, tuổi thọ của phụ nữ dài hơn…
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng gì? Làm sao để kinh nguyệt đều đặn?
Rate this post Cách để kinh nguyệt đều đặn luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của…
Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?
Rate this post Mục lục1 Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?2…
Chu kỳ kinh nguyệt 25 ngày có bình thường không? Giải đáp từ bác sĩ
Rate this post Chu kỳ kinh nguyệt được coi là yếu tố quan trọng để đánh giá về tình trạng…