52 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
7h30 - 20h00 (Tất cả các ngày trong tuần)

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai điều mẹ bầu cần biết

Mục đích, ý nghĩa của chương trình

mục đích, ý nghĩa của chương trình
Rate this post

Viêm nhiễm phụ khoa là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng mà mẹ bầu cần chú ý trong suốt thai kỳ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu về viêm nhiễm phụ khoa, các dấu hiệu, nguyên nhân, ảnh hưởng, phương pháp phòng ngừa và điều trị cho mẹ bầu.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng kín của phụ nữ, bao gồm viêm âm đạo, viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo. Đối với mẹ bầu, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất dễ gặp có thể gây ra nhiều phiền toái và nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đoạn thai kỳ. Khi mang thai, nồng độ progesterone và hormone estrogen trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng lên, ngoài ra đường sinh dục cũng có nhiều thay đổi như: sung huyết, phì đại niêm mạc âm đạo, âm đạo thay đổi độ pH,…Điều này dẫn đến môi trường miễn dịch tại âm đạo và cổ tử cung của mẹ bầu thay đổi và dễ dẫn đến bị bệnh viêm âm đạo.

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Một trong những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa có thể dễ nhận biết, bạn có thể tham khảo để đưa ra được các biện pháp chữa trị kịp thời. 

Những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

  1. Thay đổi dịch âm đạo: Một trong những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai phổ biến dễ gặp phải nhất là sự thay đổi về màu sắc, mùi hôi và độ đặc của dịch âm đạo. Dịch có thể trở nên đục, vàng, xanh, loãng và có bọt hoặc có mùi hôi khó chịu.
  2. Ngứa, rát hoặc khó chịu ở vùng kín: Mẹ bầu có thể cảm thấy ngứa, rát, xưng đỏ hoặc khó chịu ở vùng âm đạo, đặc biệt là khi đi tiểu hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  3. Đau khi quan hệ tình dục: Đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục cũng có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm.
  4. Đi tiểu khó khăn hoặc đau buốt: Nếu cảm thấy đau buốt hoặc khó khăn khi đi tiểu, mẹ bầu cần chú ý vì có thể đây là dấu hiệu của viêm nhiễm.
  5. Sưng đỏ hoặc nổi mụn ở vùng kín: Vùng kín có thể bị sưng đỏ hoặc xuất hiện các nốt mụn nhỏ, gây đau và khó chịu.

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Khi mang thai các mẹ bầu rất dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm có thể kể đến như:

  • Sự thay đổi hormone trong thai kỳ: Hormone thay đổi làm thay đổi môi trường âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu có xu hướng yếu đi, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và nấm.
  • Thay đổi môi trường âm đạo: Môi trường âm đạo trở nên dễ thay đổi do sự tăng tiết dịch và thay đổi pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Vệ sinh cá nhân không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng các sản phẩm không phù hợp cho vùng kín.

Ảnh hưởng của viêm nhiễm phụ khoa đến mẹ và thai nhi

Ảnh hưởng của viêm nhiễm phụ khoa đến thai nhi

Ảnh hưởng của viêm nhiễm phụ khoa đến thai nhi

Bị viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Trên thực tế, nếu cứ 80 mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa, thì sẽ có 35 trường hợp bị nhiễm PROM ( tình trạng ối vỡ sớm hoặc vỡ non), 22 trường hợp trường hợp bị sinh non, 11 trường hợp thiếu máu, 6 trường hợp thiếu ối và 10 trường hợp bị nhiễm trùng sau sinh. 

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ: Viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra các biến chứng như viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo và viêm vùng chậu.
  • Nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển thai nhi, thậm chí gây ra sinh non.
  • Nguy cơ sinh non và các biến chứng khác: Viêm nhiễm không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sinh non, thai chết lưu hoặc các biến chứng khác trong quá trình sinh.

Phương pháp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa?

Làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa?

Để phòng tránh được bệnh viêm nhiễm phụ khoa, mẹ bầu cần thực hiện một số phương pháp phòng ngừa dưới đây:

  1. Vệ sinh cá nhân đúng cách: Rửa vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, không sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh, lau khô vùng kín sau khi tắm hoặc đi vệ sinh.
  2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: Ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, uống đủ nước, hạn chế đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga.
  3. Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su và tránh quan hệ với nhiều bạn tình để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  4. Đi khám phụ khoa định kỳ: Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề viêm nhiễm.

>>> Xem thêm: Làm sao để không bị viêm nhiễm phụ khoa?

Phương pháp điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Khi nhận thấy các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai các mẹ bầu cần thực hiện các phương pháp điều trị nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. 

  1. Điều trị bằng thuốc: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm an toàn cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ.
  2. Điều trị bằng phương pháp tự nhiên: Sử dụng các biện pháp tự nhiên như trà thảo dược, tắm nước muối ấm để giảm triệu chứng.
  3. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ: Đến với phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ thăm khám và đưa ra những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm. Hãy luôn đảm bảo tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.

Việc nhận biết và điều trị kịp thời các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển an toàn của thai nhi. Mẹ bầu nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường và tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp điều trị hiệu quả. 

Hãy chat ngay tại hệ thống [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi tới số Hotline 03.56.56.52.52 – 024.33.99.52.52 để được tư vấn miễn phí.

Lưu ý : “ Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Của Mỗi Người ”
  • 23

    GIỜ

  • 23

    PHÚT

  • GIÂY

Thầy thuốc ưu tú – Bác sỹ cao cấp, Tiến sỹ, NGÔ VIỆT THÀNH Nguyên giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Với kinh nghiệm hơn 40 năm công tác trong ngành y, bác sĩ Ngô Việt Thành có nhiều kinh nghiệm trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh lý về nam khoa, bệnh xã hội.

Tin liên quan

Dây hãm bao quy đầu ngắn

Dây hãm bao quy đầu ngắn phải làm sao?

Rate this post Rất nhiều nam giới lo ngại về tình trạng dây hãm bao quy đầu ngắn gây khó…

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?

Rate this post Mục lục1 Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?2…

Nên ăn gì để kinh nguyệt đều

Nên ăn gì để kinh nguyệt đều? Những thực phẩm cần tránh

Rate this post Kinh nguyệt không đều là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở nữ giới và theo…

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai

Cách tính chu kì kinh nguyệt chính xác để tránh thai

Rate this post Thụ thai là quá trình phức tạp được hoàn thành nếu trứng sau khi rụng gặp được…

Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung

Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung, cách phòng ngừa

Rate this post Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính nguy hiểm ở nữ giới, có…