52 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
7h30 - 20h00 (Tất cả các ngày trong tuần)

Kinh nguyệt có tác dụng gì? Làm thế nào để tính chu kỳ kinh?

Mục đích, ý nghĩa của chương trình

mục đích, ý nghĩa của chương trình
Rate this post

Kết quả một số nghiên cứu khoa học cho thấy, tuổi thọ của phụ nữ dài hơn nam giới là do phụ nữ có kinh nguyệt. Dù bị coi là vấn đề phiền phức nhưng kinh nguyệt lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của chị em. Vậy, kinh nguyệt có tác dụng gì?

Kinh nguyệt đều mang đến lợi ích tuyệt vời 

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý mà phụ nữ phải trải qua hàng tháng. Đa phần chị em thường “khó chịu” với ngày “đèn đỏ” của bản thân. Bởi lẽ, khi đến kỳ kinh, chị em không chỉ phải đối mặt với việc chảy máu mà còn gặp phải nhiều vấn đề như: đau bụng, đau lưng, mệt mỏi…

Tuy nhiên, việc trải qua 3 – 7 ngày kinh/ tháng một cách đều đặn lại là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn vẫn đang khỏe mạnh. Kinh nguyệt đều có nhiều ý nghĩa với cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của phụ nữ.

Thế nào là kinh nguyệt đều?

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt đều

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt đều

Một chu kỳ kinh nguyệt hoàn thiện bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Kinh nguyệt đều là kỳ kinh có các biểu hiện:

– Thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 21 – 35 ngày. Số ngày lý tưởng là 28 ngày.

– Số ngày hành kinh thường kéo dài từ 2 – 7 ngày. Trong đó, thời gian lý tưởng là 3 – 4 ngày.

– Trong suốt những ngày hành kinh, lượng máu trung bình ổn định ở mức 50 – 150ml.

– Máu kinh không quá lỏng hay quá đặc, có màu đỏ thẫm, hơi dính, có mùi tanh nhẹ.

>>> Xem thêm: Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. 

Lợi ích của kinh nguyệt đều

Kinh nguyệt có tác dụng gì? Kinh nguyệt đều đồng nghĩa với việc buồng trứng và các cơ quan sinh dục đang hoạt động nhịp nhàng. Điều này cũng cho thấy rằng nội tiết tố trong cơ thể đang ở mức ổn định, đầy đủ. Khi đó, chị em cũng không cần quá lo lắng về sức khỏe sinh sản và sinh lý của bản thân.

Kinh nguyệt đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

– Loại bỏ sắt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Trong cơ thể, sắt chịu trách nhiệm kích hoạt gốc tự do – thành phần gây bất lợi cho tim. Khi đến kỳ kinh, các phân tử sắt tuôn ra theo kinh nguyệt đồng thời mang theo các gốc tự do ra bên ngoài. Đây cũng là một trong những lý do giúp tỷ lệ mắc bệnh tim ở nữ giới thấp hơn so với nam giới.

– Tăng nồng độ testosterone 

Nồng độ testosterone ảnh hưởng lớn tới ham muốn tình dục ở nữ giới. Trong kỳ kinh, nồng độ này tăng lên giúp chị em cải thiện đời sống tình dục.

– Cân bằng hormone trong cơ thể

Kinh nguyệt có tác dụng gì? Kinh nguyệt đều là kết quả của sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Sự mất cân bằng hormone là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, từ đó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

– Cho thấy sức khỏe sinh sản ổn định

Kinh nguyệt đều là kết quả của sự vận hành nhịp nhàng, ổn định của các cơ quan. Đây là một trong những minh chứng rõ ràng cho trạng thái tốt của sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng ở nữ giới.  

– Giúp chị em dễ tính ngày thụ thai, tránh thai

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn giúp chị em hiểu rõ được các thời kỳ kinh, từ đó dễ dàng tính được ngày rụng trứng. Nắm bắt thời điểm rụng trứng của cơ thể giúp em chị em không chỉ tính được thời gian thụ thai hiệu quả mà còn tính chủ động trong việc tránh thai, hạn chế được việc sử dụng các phương pháp tránh thai không tốt cho sức khỏe như: dùng thuốc, cấy que…

– Tránh nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, âm đạo     

Kinh nguyệt có tác dụng gì? Kinh nguyệt thất thường, đặc biệt là rong kinh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm cùng nhiều bệnh phụ khoa ở nữ giới.

>>> Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng gì? Làm sao để kinh nguyệt đều đặn. 

Bí quyết tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt rất có ích bởi nó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng cơ thể của chính mình. Để tính chu kỳ hành kinh, bạn cần thực hiện một số bước sau:

+Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này.

+ Tiếp theo, theo dõi liên tục ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo và tiếp tục đánh dấu.

+ Khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ vừa ghi nhớ chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.

Kinh nguyệt có tác dụng gì và tính chu kỳ kinh thế nào? Hiện nay có nhiều ứng dụng theo dõi thời gian hành kinh. Bạn có thể tải những ứng dụng này về máy và nhập ngày bắt đầu kỳ hành kinh của tháng đó, ứng dụng sẽ tự động tính theo chu kỳ cho bạn. Bên cạnh đó, những ứng dụng này còn có thể cập nhật những triệu chứng của chu kỳ hành kinh của người dùng dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp.

Trong cuộc sống, có một số yếu tố làm rối loạn chu kỳ hành kinh như: căng thẳng áp lực, mệt mỏi hoặc thói quen sinh hoạt bị thay đổi. Chính vì thế, bạn cần theo dõi và tính toán chu kỳ kinh nguyệt của mình trong 3 – 4 tháng liên tiếp để kiểm soát chu kỳ của mình.

Như vậy, mỗi chị em phụ nữ cần chủ động tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Hy vọng bài viết trên đã trang bị cho bạn những hiểu biết về vấn đề này. 

Mọi thắc mắc về chu kỳ kinh và kinh nguyệt có tác dụng gì? Liên hệ ngay tới số hotline: 03.56.56.52.52 của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi hoặc nhận tư vấn trực tiếp “Tại đây”

Lưu ý : “ Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Của Mỗi Người ”
  • 23

    GIỜ

  • 23

    PHÚT

  • GIÂY

Thầy thuốc ưu tú – Bác sỹ cao cấp, Tiến sỹ, NGÔ VIỆT THÀNH Nguyên giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Với kinh nghiệm hơn 40 năm công tác trong ngành y, bác sĩ Ngô Việt Thành có nhiều kinh nghiệm trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh lý về nam khoa, bệnh xã hội.

Tin liên quan

Nguyên nhân kinh nguyệt bị vón cục là gì?

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị vón cục là gì?

Rate this post Mọi người có thể lo lắng nếu họ nhận thấy những cục máu đông trong máu kinh…

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng gì? Làm sao để kinh nguyệt đều

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng gì? Làm sao để kinh nguyệt đều đặn?

Rate this post Cách để kinh nguyệt đều đặn luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của…

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?

Rate this post Mục lục1 Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?2…

Chu kỳ kinh nguyệt 25 ngày có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt 25 ngày có bình thường không? Giải đáp từ bác sĩ

Rate this post Chu kỳ kinh nguyệt được coi là yếu tố quan trọng để đánh giá về tình trạng…

Ăn uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều

Nên uống gì cho kinh nguyệt ra nhiều? Giải pháp cho người rối loạn kinh nguyệt

Rate this post Có nhiều nguyên nhân tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn tâm trạng căng thẳng,…