52 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
7h30 - 20h00 (Tất cả các ngày trong tuần)

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?

Mục đích, ý nghĩa của chương trình

mục đích, ý nghĩa của chương trình
Rate this post

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?

Điều khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy thoải mái và yêu hành trình mang thai của mình hơn cả, chính là việc kinh nguyệt tạm ngưng hoạt động. Sau khi sinh, rất nhiều mẹ có cùng nỗi băn khoăn, sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt?

Khi nào chu kỳ kinh nguyệt trở lại sau khi sinh?

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt

Với trường hợp mẹ không cho con bú, kinh nguyệt của mẹ sau sinh thường sẽ trở lại khoảng 6 – 8 tuần. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ trở lại muộn hơn, khoảng từ 7 – 8 tháng sau sinh. 

Tuy nhiên, thời gian này còn tuỳ thuộc vào thể trạng cơ thể của từng mẹ. Kinh nguyệt của mẹ sau sinh đang cho con bú có thể trở lại sau 2 – 3 tháng đầu tiên nhưng cũng có khả năng đến 8 – 10 tháng.

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Khi đang cho bé bú hoàn toàn, mẹ có thể bị chảy máu vài ngày, nhưng sau đó lại ngưng. Điều này là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có nghĩa là kinh nguyệt đã trở lại quỹ đạo. 

Nguyệt san sẽ không trở lại cho đến khi bé có dấu hiệu ngưng bú mẹ. Ví dụ, bé bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm hoặc số lần bé bú ít đi và bắt đầu tập ăn dặm. Nếu thấy dấu hiệu này thì “đèn đỏ” sẽ ghé thăm mẹ nhanh thôi.

Mẹ có thể được khuyến cáo nên tránh sử dụng tampons (là một loại băng vệ sinh) trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con. Nếu có nhu cầu, mẹ hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhé.

Kinh nguyệt sau sinh sẽ như thế nào?

Sau sinh kinh nguyệt như thế nào?

Sau sinh kinh nguyệt như thế nào?

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Thời gian kinh nguyệt trở lại sau khi sinh thất thường và rất khác nhau ở từng mẹ. Tuy nhiên, có một số đặc điểm, sự thay đổi chung của kỳ kinh nguyệt đầu tiên có lại sau sinh mà mẹ có thể dễ nhận thấy như:

  • Hiện tượng chảy máu

Trong nhiều trường hợp, đây có thể là sản dịch bình thường và sẽ dần biến mất. Trường hợp khác, đây có thể là sự bắt đầu trở lại của nguyệt san. Giai đoạn này sẽ xảy ra ngay sau khi sinh, thường  trong tuần ở cữ của mẹ.

  • Màu sắc và lượng máu trong chu kỳ

Trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên trở lại, mẹ có thể thấy màu sắc máu kinh nguyệt có màu đỏ đậm và lượng máu chảy ra nhiều hơn so với chu kỳ bình thường. Vì thế, mẹ nên thay băng vệ sinh thường xuyên, nhiều nhất là mỗi 4 giờ.

  • Thời gian

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Hầu hết chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên sau khi sinh sẽ kéo dài khoảng một tuần hoặc hơn. Tuy nhiên, nếu chu kỳ của mẹ đang dài hơn, mẹ không cần quá lo lắng mà hãy gặp bác sĩ phụ khoa của mình để có lời tư vấn tốt nhất về trường hợp của mình, mẹ nhé.

>>> Xem thêm: Sau sinh kinh nguyệt có đều không? Giải đáp từ bác sĩ.

Kinh nguyệt sau sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không?

Sữa mẹ sẽ không thay đổi vị khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại. Vì vậy, suy nghĩ khi hành kinh, sữa mẹ sẽ không còn bổ dưỡng nữa là hoàn toàn không đúng, bởi sữa mẹ vẫn bổ dưỡng như trước và không có sự thay đổi về dưỡng chất.

Điều mẹ nên lưu ý là khi kinh nguyệt trở lại, lượng sữa tiết ra sẽ giảm, dẫn đến việc bé sẽ đói bụng nhanh hơn trước. Thông thường, lượng sữa tiết ra sẽ giảm trong vài ngày trước khi nguyệt san bắt đầu hoặc trong vài ngày đầu tiên bắt đầu hành kinh. 

Nếu rơi vào tình huống này, mẹ chớ nên lo lắng vì đây chỉ là sự thay đổi tạm thời trong vài ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Lý do của sự thay đổi này là do nội tiết tố trong cơ thể mẹ biến đổi khi kinh nguyệt xuất hiện. Để tránh tình trạng bé bị đói do lượng sữa tiết ra ít trong những ngày có kinh, mẹ nên cho bé bú nhiều lần hơn bình thường nhé.

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt và có ảnh hưởng gì không? Có một điều thú vị nữa là, trước khi có kinh, bé sẽ nhận thấy những sự thay đổi rất nhỏ trong hương vị của sữa mẹ. Bé sẽ báo hiệu cho mẹ biết điều này bằng cách không chịu ngậm núm vú hoặc một số hành động “bất hợp tác” khác. Bé rất nhạy cảm khi nhận ra sự thay đổi nhưng sẽ rất nhanh thích ứng với hương vị mới.

Các biện pháp kiểm soát sinh sản sau sinh

Biện pháp tránh thai sau sinh

Biện pháp tránh thai sau sinh

Nếu bạn đang cho con bú và có kinh nguyệt trở lại bạn hoàn toàn có thể có thai lại. Vì vậy, trong quá trình cho con bú tốt nhất bạn nên lựa chọn các phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả bằng các lựa chọn không có hormone như: Dụng cụ tránh thai (copper intrauterine device), bao cao su và màng ngăn âm đạo luôn là các biện pháp an toàn khi bạn cho con bú.

Ngoài ra, còn có một số lựa chọn kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố cũng được xem là an toàn trong thời kỳ cho con bú. Trước khi áp dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác để tránh thai 

Việc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thay đổi sau khi sinh là hoàn toàn bình thường. Một số mẹ có thể bị rong kinh sau sinh, kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, trong khi kinh nguyệt của những mẹ khác lại ít hơn và không kéo dài lâu. 

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Chu kỳ của mẹ có thể sẽ chưa trở về trạng thái điều hòa ngay sau sinh do sự rụng trứng không đều. Tuy vậy điều này chỉ là do phản ứng của cơ thể và thường phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Liên hệ ngay tới số hotline: 03.56.56.52.52 của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi để được tư vấn và đặt lịch thăm khám hoặc nhận tư vấn trực tiếp “Tại đây”

Lưu ý : “ Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Của Mỗi Người ”
  • 23

    GIỜ

  • 23

    PHÚT

  • GIÂY

Thầy thuốc ưu tú – Bác sỹ cao cấp, Tiến sỹ, NGÔ VIỆT THÀNH Nguyên giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Với kinh nghiệm hơn 40 năm công tác trong ngành y, bác sĩ Ngô Việt Thành có nhiều kinh nghiệm trong chuẩn đoán và điều trị các bệnh lý về nam khoa, bệnh xã hội.

Tin liên quan

Dây hãm bao quy đầu ngắn

Dây hãm bao quy đầu ngắn phải làm sao?

Rate this post Rất nhiều nam giới lo ngại về tình trạng dây hãm bao quy đầu ngắn gây khó…

Nguyên nhân kinh nguyệt bị vón cục là gì?

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị vón cục là gì?

Rate this post Mọi người có thể lo lắng nếu họ nhận thấy những cục máu đông trong máu kinh…

Kinh nguyệt có tác dụng gì?

Kinh nguyệt có tác dụng gì? Làm thế nào để tính chu kỳ kinh?

Rate this post Kết quả một số nghiên cứu khoa học cho thấy, tuổi thọ của phụ nữ dài hơn…

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng gì? Làm sao để kinh nguyệt đều

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng gì? Làm sao để kinh nguyệt đều đặn?

Rate this post Cách để kinh nguyệt đều đặn luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của…

Chu kỳ kinh nguyệt 25 ngày có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt 25 ngày có bình thường không? Giải đáp từ bác sĩ

Rate this post Chu kỳ kinh nguyệt được coi là yếu tố quan trọng để đánh giá về tình trạng…